Áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp trong việc chăm sóc trẻ bị ốm

Áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp trong việc chăm sóc trẻ bị ốm
0 0
Read Time:5 Minute, 54 Second

Thời tiết bước vào giai đoạn chuyển giao mùa cũng là lúc trẻ dễ bị nhiễm các loại bệnh thường gặp như sốt, cảm cúm, tiêu chảy,…Khi bị ốm thì sức đề kháng của trẻ sẽ bị giảm sút. Do đó, đây chính là lúc mà mẹ cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật hợp lý. Nhằm để trẻ nhỏ có sức khỏe chống lại bệnh tật và ngăn chặn nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ốm mà các mẹ nên lưu ý thật kỹ.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đang bị ốm

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đang bị ốm

Đối với trường hợp bé bị viêm đường hô hấp cấp. Viêm đường hô hấp cấp là bệnh phổ biến ở trẻ trong mùa hè. Khi bé bị mắc bệnh này mẹ lưu ý một vài điểm sau:

Làm thông thoáng mũi cho bé bằng bông gạc hợp vệ sinh để bé bú mẹ và uống dễ dàng. Cho bé uống thêm nước khoáng có chứa vi chất, nước lọc, nước ép trái cây những phải nóng, nhiệt độ phù hợp là 30-35oc, sẽ giúp bé thông hơi thở, giảm chảy nước mũi. Các thức ăn của bé cũng nên ăn nóng. Hạn chế các thức ăn có nhiều đường sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Cơ thể trẻ đang ốm thường rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Do đó, vào những ngày trẻ bị ốm; phụ huynh nên cho trẻ ở nhà, vận động nhẹ nhàng trong môi trường trong lành, thoáng đãng. Tránh nắng gắt hoặc những nơi nhiều khói bụi. Hơn nữa, việc giữ trẻ nghỉ ở nhà sẽ ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan sang những trẻ khác.

Nếu bé không cảm thấy buồn ngủ, bạn không cần phải ép trẻ ngủ bằng mọi cách. Hãy để trẻ thoải mái làm các hoạt động mà bé yêu thích, như xem phim hoạt hình, đọc truyện, tô màu,…

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng độ tuổi khi bé bị sốt

Đối với bé dưới 5 tháng tuổi đang bú sữa mẹ: Bạn cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ với số lần nhiều hơn. Và thời gian cho bú kéo dài hơn. Khi bé bị bệnh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu sẽ dẫn đến việc bé chỉ muốn ngủ và nhác bú vì vậy bạn hãy kiên nhẫn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng sữa mẹ nhé. Đặc biệt, mẹ phải ăn nhiều dưỡng chất bổ dưỡng hơn thì chất lượng sữa mới tốt được. Nếu bé bị tắc mũi và mệt mỏi, không bú được; mẹ nên vắt sữa ra ly và cho bé uống bằng thìa từng chút một.

Đối với bé trên 5 tháng tuổi: Bạn vẫn tiếp tục cho bé bú bằng sữa mẹ và cho bé ăn thêm từng ít một với thức ăn được chế biến từ nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,rau xanh,… có thể bổ sung thêm dầu ăn, dầu ô liu để tăng thêm năng lượng cho bữa ăn của bé và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm nhừ

Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm nhừ

Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm nhừ, loãng hơn bình thường cho bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Nên cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra bạn nên cho bé ăn, uống thêm các loại trái cây giàu vitamin giúp bé nâng cao khả năng đề kháng như: cam, chuối, chanh, xoài, đu đủ…

Bổ sung thêm nước có chứa khoáng chất cho bé; nhằm để đảm bảo cơ thể bé không bị mất nước nhé. Đối với các bệnh về mùa hè thì việc uống đủ nước có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt đấy.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang ốm cần ưu tiên các loại đồ ăn mềm. Điển hình như yến mạch, khoai tây nghiền, sữa chua, súp… Chúng giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Lưu ý, bố mẹ nên để con ăn theo nhu cầu và ý thích của mình. Không nên ép ăn khi trẻ đang mệt mỏi hoặc không cảm thấy đói bụng.

Dinh dưỡng cho bé khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh khá nguy hiểm ở trẻ em. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí gây tử vong. Vậy nên khi bé bị tiêu chảy, mẹ chú ý rằng tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn có nhiều đường và uống nước ngọt có gas. Bởi vì nó sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Không cho bé ăn các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như cá loại rau thô; hay tinh bột nguyên hạt sẽ khiến bé khó tiêu hóa, khó hấp thu. Bổ sung cho bé các dung dịch như: súp, nước cháo muối, oresol để bù nước và điện giải cơ thể tốt hơn. Các loại trái cây bé có thể ăn khi bị tiêu chảy như: đu đủ, hồng xiêm, chuối, xoài, táo, lê,..

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi phục hồi

Dinh dưỡng cho trẻ sau khi phục hồi

Để bé hồi phục nhanh và tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng. Cần cho bé ăn thêm 2 bữa/1 ngày liên tiếp trong 2 tuần liền; hoặc có thể kéo dài hơn tùy theo tình trạng sức khỏe của bé.

Cung cấp cho bé các thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin

Bổ sung thêm cho bé các thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nhằm để bé có sức khỏe tốt sau khi khỏi bệnh. Nên cho bé ăn theo sở thích. Vì lúc này cơ thể bé rất mệt mỏi dẫn đến chán ăn, những món ăn theo sở thích của bé sẽ giúp bé ăn tốt hơn, hấp thu hiệu quả hơn.

Xem thêm một số bài viết về dinh dưỡng tại kiigruss24h.com nhé!

Uống đủ nước mỗi ngày

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Ít nhất là 100ml trong 30 phút vì lúc này cơ thể bé rất cần nước. Việc cho bé uống nước từng ít một trong một khoảng thời gian ngắn sẽ tốt hơn việc bạn ép bé uống quá nhiều nước một lúc đấy. Có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin cho cơ thể bé. Nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng như canh, súp, cháo,….

Có thể thấy chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ốm rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Và phòng chống được các loại bệnh khác. Vì vậy mẹ cần chú ý đến những lưu ý trên để giúp bé có một sức khỏe tốt nhất nhé.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

16 − 9 =

error: Content is protected !!