Phương pháp trừng phạt con trẻ khoa học thay vì đòn roi

dạy dỗ
0 0
Read Time:4 Minute, 54 Second

Trong hàng trăm ý kiến ​​về chủ đề đánh đòn, nhiều ý kiến ​​đồng tình rằng nên trừng phạt con bằng việc đánh đòn. Đặc biệt khi con bạn quá vô kỷ luật. Nhưng cũng có nhiều phân tích cho rằng dạy con không có công thức chung, hãy tự chọn con đường riêng. Nếu bạn đánh con, đừng đánh chỉ để “nổi điên”. Với các bậc cha mẹ ngày nay, họ không muốn đánh đòn con cái của mình.

Nhưng điều đáng chú ý là nhiều bậc cha mẹ xem con mình là nghịch ngợm, không đánh đòn roi để răn đe chính không biết cách dạy con. Vì vậy bây giờ chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ bướng bỉnh, thậm chí quá đáng với giáo viên và người lớn, phần lớn là hệ quả do những năm tháng đầu đời khi cha mẹ dạy dỗ các em. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên chỉ dùng cách đánh đòn để dạy trẻ mà hãy làm theo những cách sau đây, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều đấy.

Trừng phạt bằng cách tước bớt quyền lợi của con trẻ

Mục đích không phải là để trừng phạt con bạn mà để giúp chúng học cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho tương lai. Tuy nhiên, điều này cần thực hành. Nếu trẻ lựa chọn sai, hãy dạy cho chúng biết hậu quả là mất một đặc ân. Sự mất mát nên liên quan đến hành vi.

Nói rõ khi nào trẻ có thể nhận lại các đặc quyền. Thông thường, 24 giờ là đủ dài để dạy con bạn học từ sai lầm của chúng. Vì vậy, bạn có thể nói: “Con đã mất quyền xem TV trong suốt thời gian còn lại của ngày. Nhưng con có thể xem vào ngày mai bằng cách nhặt đồ chơi của con ngay lần đầu tiên bố/ mẹ yêu cầu”.

Trừng phạt thích hợp tùy tình huống

Trừng phạt thích hợp tùy tình huống

Nếu con thường làm bài tập về nhà cẩu thả, bạn hãy lấy vài trang giấy luyện viết chữ và hỏi: “Việc nào mất thời gian hơn: làm bài này cẩn thận trong 15 phút hay vội vàng trong 10 phút để phải làm lại cộng thêm viết một trang luyện chữ đẹp?”.

Tương tự, nếu trẻ lau nhà nhưng theo kiểu đối phó, bạn hãy yêu cầu con làm đi làm lại 3-4 lần vì lần đầu không đủ tốt.

Nếu con thường bày bừa ra khắp nhà, bạn có thể lấy một chiếc hộp, dán nhãn “ngày mưa”; và đặt đồ chơi con không chịu dọn vào trong đó. Chỉ ngày mưa con mới có quyền lấy ra chơi. Điều này còn giúp cho những món đồ cũ trở nên mới lạ hơn trong mắt trẻ.

Bạn cũng có thể chỉ đặt đồ chơi ở đâu đó ngoài tầm với; nhưng trong tầm nhìn của trẻ trong một số ngày quy định trước. Hình phạt này giúp trẻ luôn nhớ về món đồ chơi bị cấm và tự điều chỉnh hành vi. Đơn giản hơn, bạn đặt đồ chơi vào tủ, yêu cầu con làm một việc vặt trong nhà mới được lấy ra.

Lần tới, khi trẻ “quên” cất máy chơi game, bạn hãy mang đi cất giùm nhưng không chỉ chỗ. Muốn biết máy ở đâu, con sẽ phải tự đi tìm. Việc này khiến trẻ cảm nhận được sự rắc rối và sẽ hình thành ý thức tự cất đồ.

Cho trẻ thời gian suy ngẫm

Đánh trẻ vì những hành vi sai trái (đặc biệt là gây hấn) truyền đi một thông điệp hỗn hợp. Con bạn sẽ thắc mắc tại sao bạn đánh chúng thì được, nhưng đánh anh chị em của chúng thì không. Đặt một đứa trẻ vào thời gian chờ có thể là một giải pháp thay thế tốt hơn nhiều. Một khi được thực hiện đúng cách, thời gian tạm dừng dạy cho trẻ cách bình tĩnh trở lại. Đây là một kỹ năng sống hữu ích.

Nhưng để thời gian tạm dừng phát huy hiệu quả; con trẻ cần có nhiều thời gian tích cực với cha mẹ. Sau đó, khi thoát khỏi tình huống, chúng sẽ bắt đầu học cách tự điều chỉnh; bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp và đưa ra những lựa chọn khác nhau trong tương lai.

Cho trẻ thời gian suy ngẫm

Hãy dạy trẻ bằng thực tế

“Nhiều người nghĩ rằng không độc đoán, áp đặt; mà nên nhẹ nhàng phân tích giải thích với hành vi của trẻ. Nhưng thay vì mất công giảng giải (vốn ngôn ngữ của trẻ không phong phú sẽ khó tiếp thu), chúng ta hãy dùng những trò chơi, câu chuyện có hình ảnh màu sắc sống động gắn liền cảm xúc cũng như sự tương tác, trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh.”, theo chuyên gia khuyên.

Ví dụ cụ thể đó là việc trẻ thích thò tay vào cánh quạt đang quay hoặc chạy lại gần bô xe máy đang bỏng. Nhiều cha mẹ không giải thích gì chỉ quát nạt ra lệnh cấm tới gần; hoặc nhẹ nhàng thì bảo “con ơi con đừng lại đó, nó cắn, nó bỏng đau lắm”. Trẻ chưa hiểu được đau, bỏng là gì mà cấm thì trẻ càng tò mò. Cách đơn giản là mua một con búp bê bằng nhựa và dí vào bô xe máy đang bỏng; thấy con búp bê bị nóng quá chảy ra, trẻ nhìn và sẽ tự biết hậu quả nếu chúng cố tình chạm vào đó. Cũng giống như việc thò tay vào quạt; bố mẹ chỉ cần lấy một búp rau mềm nhét vào và trẻ sẽ thấy việc búp rau đứt ra.

Cùng cập nhật thêm nhiều kiến thức cùng chủ đề tại đây.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

27 + = 34

error: Content is protected !!