Vitamin là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Đặc biệt đối với người vận động nhiều, vitamin không những cung cấp năng lượng mà con là hợp chất để phân giải và chuyển hóa các chất thành năng lượng cung cấp cho qua trình vận động và tập luyện. Do đó, việc bổ sung vitamin là điều cần thiết. Vậy bạn đã biết cách bổ sung vitamin cho người vận động sao cho phù hợp và hiệu quả chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của kiigruss24h.com để cập nhật kiến thức về bổ sung dinh dưỡng cho người vận động nhé!
Nhu cầu bổ sung vitamin cho người vận động như thế nào?
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học. Sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Đối với những người luyện tập thể thao. Bổ sung đủ vitamin sẽ giúp đánh bại mệt mỏi và tăng cường hiệu quả luyện tập. Bổ sung vitamin cho người vận động cần lưu ý bổ sung các loại sau:
Bổ sung vitamin B
Vitamin nhóm B cần thiết để giải phóng năng lượng. Và đóng vai trò trong chuyển hóa glucid, chất béo và protein. Mặc dù đảm bảo đủ nhu cầu vitamin B có thể ảnh hưởng đến khả năng luyện tập của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được khám trước khi bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sỹ. Phụ nữ chơi thể thao có nguy cơ thiếu một số vitamin nhóm B:
- Vitamin B12
- Vitamin B6
- Niacin
Không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B12 khiến bạn cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi. Vitamin B12 thường có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật. Những người ăn chay thường thiếu hụt loại vitamin này.
Bổ sung sắt
Theo một số nghiên cứu thiếu sắt khá phổ biến ở vận động viên và có thể ảnh hưởng đến kết quả luyện tập. Nam giới cũng có thể thiếu sắt. Nhưng thiếu sắt phổ biến hơn ở phụ nữ đặc biệt những người chơi các môn thể thao yêu cầu khả năng chịu đựng. Theo một nghiên cứu tại Thụy Sĩ tỉ lệ thiếu sắt ở vận động viên nữ tuổi teen (13 – 19) lên tới 52%. Thiếu sắt có thể gây giảm khả năng chịu đựng. Và một số triệu chứng bất lợi ở vận động viên nữ.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung sắt có thể làm giảm các triệu chứng này. Nhưng chỉ nên bổ sung sắt ở những người có chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Những người ăn chay có thể không cung cấp đủ sắt từ thực đơn hằng ngày. Do sắt nguồn gốc thực vật khó hấp thu hơn. Tốt nhất bạn cần đi khám bác sĩ dinh dưỡng để được khám. Và làm các xét nghiệm kiểm tra nồng độ sắt huyết thanh trước khi bổ sung sắt. Quá liều sắt có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Bổ sung vitamin D và canxi
Canxi và vitamin D giúp xây dựng và duy trì sức khỏe xương, răng. Những vitamin và khoáng chất này có thể giúp vận động viên duy trì khối cơ cũng như giảm nguy cơ chấn thương. Canxi có trong nhiều loại thực phẩm bao gồm:
- Sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua…
- Sữa thực vật: sữa đậu nành
- Rau quả màu xanh đậm
- Cá xương mềm: cá hồi
Bổ sung Coenzyme Q10
Các nghiên cứu chứng tỏ mối liên quan giữa nồng độ thấp coenzyme Q10 và mệt mỏi. Coenzyme Q10 trong ti thể, cơ quan này sản xuất năng lượng trong tế bào. Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến thiếu coenzyme Q10:
- Thoái hóa thần kinh
- Đau xơ cơ
- Tiểu đường
- Ung thư
- Bệnh ti thể
- Vấn đề cơ bắp
- Suy tim
Một số nghiên cứu cho rằng Coenzyme Q10 có thể cải thiện hiệu quả luyện tập. Và giảm mệt mỏi ở người khỏe mạnh khi chơi thể thao. Cần thêm nhiều nghiên cứu khác để tìm hiểu rõ ràng hiệu quả bổ sung Coenzyme Q10 với hiệu quả luyện tập.
Bổ sung Creatine
Một số vận động viên sử dụng creatine bởi vì nó hợp pháp. Bạn có thể bổ sung creatine từ thịt đỏ và hải sản nhưng cũng có sẵn các sản phẩm bổ sung. Nghiên cứu cho thấy bổ sung creatine kết hợp với luyện tập có thể tàm tăng khối cơ và cải thiện sức mạnh. Người cao tuổi cũng có thể sử dụng creatine để làm tăng khối cơ và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Các sản phẩm bổ sung thường chứa creatine cùng các thành phần khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng các sản phẩm bổ sung creatine kết hợp với caffeine, taurine và amino acid giúp vận động viên tập trung hơn và tăng sức bền. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào.
Những lưu ý trong việc bổ sung vitamin cho người vận động
- Vitamin và thực phẩm bổ sung có thể là một biện pháp an toàn để cải thiện hiệu quả luyện tập ở vận động viên. Nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ hiệu quả của các biện pháp bổ sung.
- Điều cần thiết là xin ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung bất cứ vitamin hay sản phẩm bổ sung nào. Những thành phần này có thể tương tác với các thuốc bạn sử dụng.
- Sử dụng quá liều ví dụ sắt có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Bổ sung sẽ không hiệu quả trừ khi cơ thể đang bị thiếu. Bác sỹ sẽ xét nghiệm nồng độ vitamin và quyết định liều bổ sung nếu cần thiết.
- Những người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên khi luyện tập nên thực hiện các biện pháp khác như chế độ dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ trước khi bổ sung vitamin.
Những loại thực phẩm nào giàu vitamin cần cung cấp cho người vận động?
Vitamin B6
Vai trò: Vitamin B6 là một thuật ngữ chung cho 6 hợp chất khác nhau có tác dụng tương tự trên cơ thể bạn. Các hợp chất này chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu), ổn định lượng đường trong máu và thúc đẩy kháng thể chống lại bệnh tật.
Nguồn thực phẩm: cá, gan bò, gia cầm là tất cả các nguồn dồi dào của B6. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 cho người ăn chay là các loại đậu gà, đậu xanh…
Vitamin B12
Vai trò: Vitamin B12 rất quan trọng cho chức năng thần kinh và cho sự hình thành của DNA và tế bào máu đỏ. Nó giúp chống lại bệnh thiếu máu, gây mệt mỏi và suy nhược.
Nguồn thực phẩm: Vitamin B12 chứa nhiều trong ngao, nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng.
Canxi
Vai trò: Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, giúp củng cố răng và xương chắc khỏe, tăng cường chức năng cơ bắp, bài tiết hoóc-môn.
Nguồn thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa có chứa hàm lượng canxi tự nhiên cao nhất, kế đến là rau lá xanh (như cải xoăn và cải bắp), nước ép trái cây và bột ngũ cốc.
Vitamin D
Vai trò: Cơ thể chúng ta cần vitamin D để thúc đẩy sự hấp thụ canxi và tăng cường sức khỏe của xương khớp. Nó cũng quan trọng trong sự tăng trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.
Nguồn thực phẩm: Các loại cá béo bao gồm cá kiếm, cá hồi, cá thu. Ngoài ra, vitamin D còn có trong các thực phẩm như sữa, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, nước cam.