Nghiên cứu cho thấy 33% hộ gia đình có thói quen ép con ăn. Tuy nhiên, đã đến lúc các bậc cha mẹ nên gạt bỏ quan niệm này để bảo vệ sức khỏe con mình một cách tốt nhất. Ép con ăn là một trong những băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ khi chăm con trẻ. Trẻ em sinh ra đã không ý thức được tầm quan trọng của việc ăn uống. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng nên ép trẻ tham gia vào các hoạt động ăn uống. Mục đích là cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng mà cha mẹ cần. Nhưng như vậy là đúng hay sai? Có khoa học hay không?
Ép trẻ ăn là như thế nào?
Các bậc phụ huynh thường quan niệm rằng họ có nhiều kinh nghiệm trong việc ăn uống. Còn đối với trẻ nhỏ thì vẫn chưa tự ý thức được ăn uống thế nào cho hợp lý. Chính vì thế, bé thường kén ăn và biếng ăn.
Với niềm hy vọng con mình sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bố mẹ đã ép trẻ ăn. Những hình thức ép buộc có thể là:
- Gò bó trẻ trong khuôn khổ ăn uống.
- Ép trẻ ăn những món ăn mà bố mẹ chế biến.
- Không cho trẻ thoải mái chọn món ăn mà trẻ yêu thích.
- Bắt trẻ phải ăn cùng gia đình, ăn đúng giờ.
- Đề ra thực đơn hàng ngày, hàng tuần và bắt bé ăn theo những thực đơn ấy.
- Đi kèm với la mắng, đánh đập, dọa nạt, bắt phạt, đòn roi,…
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều trường hợp bố mẹ ép trẻ ăn theo ý muốn của người lớn. Mặc cho trẻ tỏ ra không thích, khóc lóc, kháng cự lại. Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng việc ép trẻ như thế sẽ dẫn đến những hậu quả. Như biếng ăn, mắc bệnh tâm lý, thói quen không tốt, trẻ bị thừa cân, trẻ tiêu hóa chậm thức ăn,…
Trẻ không thích ăn uống, thực phẩm
Trẻ cần có cơ hội phát triển khả năng ăn theo trực giác. Chúng cần hiểu khi nào mình đói và khi nào mình no. Để thúc đẩy hành vi ăn uống bình thường, cha mẹ cần phải cho trẻ có khả năng quyết định mình muốn ăn bao nhiêu và ngừng ăn khi đến một ngưỡng nào đó mà cơ thể và tinh thần đã được thỏa mãn hoàn toàn.
Phải khuyến khích, động viên con trẻ ăn uống
Việc ăn uống là tự nhiên và bạn không cần phải khen ngợi trẻ nhỏ vì ăn tốt, ăn nhiều. Khi cha mẹ làm như vậy, những lời khen khoa trương sẽ khiến trẻ tự ti hơn. Một sai lầm khác cha mẹ có thể mắc phải là mắng trẻ khi chúng không ăn hết suất cơm. Điều này cũng có hại cho thói quen ăn uống đang phát triển của trẻ.
Nếu muốn, bạn có thể diễn đạt bằng lời hành vi của con bằng cách nói: “Mẹ thấy con chưa đụng đến bữa trưa. Con có vấn đề gì không?”. Trẻ mất quyền kiểm soát với cơ thể của chúng. Thật tuyệt vời khi trẻ em cũng có quyền tự chủ với cơ thể; kiểm soát những gì xảy ra với cơ thể mình, giống như người lớn.
Tuy nhiên trong khi cha mẹ cố gắng đảm bảo con ăn đủ, bạn có thể tập trung vào quyền lực của mình; hơn là khuyến khích con lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Chuyên gia gợi ý nên rèn luyện tính tự chủ cho trẻ bằng cách; cho trẻ khả năng tự điều chỉnh, lựa chọn và lập giới hạn khi cho trẻ ăn.
Sự liên kết giữa cơ thể và não bộ trở nên yếu đi
Khi chúng ta đang ăn, não sẽ nhận được tín hiệu từ các hormone tiêu hóa, giúp tăng cường cảm giác no.
Và khi cha mẹ không để trẻ em lắng nghe não bộ của chúng; các nhà khoa học cảnh báo rằng điều này có thể gây ra các vấn đề lâu dài. Ăn quá nhiều và béo phì ở trẻ có liên quan đến chức năng nhận thức kém.
Gây xao nhãng giúp trẻ ăn uống tốt hơn
Phương pháp này sẽ làm trẻ mất tập trung, xao nhãng bữa ăn. Trẻ đưa thức ăn vào miệng chỉ do người lớn “lừa đút” và do trẻ muốn chơi nên ăn như một điều kiện. Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn khiến trẻ ăn không ngon miệng; dinh dưỡng không được hấp thu tốt.
Hãy tắt các thiết bị điện tử và hạn chế tối đa các hoạt động giải trí để trẻ tập trung vào việc ăn. Hình thành nếp ăn lành mạnh giúp trẻ có được thói quen ăn uống tốt, theo nhu cầu, mà không cần dụ dỗ.
Cha mẹ nên đút thức ăn cho trẻ
Cha mẹ đã tước mất cơ hội phát triển trí thông minh và sự khéo léo của đôi bàn tay con. Trẻ được vận động bàn tay đồng nghĩa với việc các nơ-ron thần kinh trong não kết nối với nhau nhiều hơn. Việc tập cầm nắm đồ ăn, bốc nhón và cảm nhận thức ăn mềm, cứng, dai… các vị thức ăn chua, ngọt, mặn… ở dạng thô phù hợp lứa tuổi, không nghiền nhuyễn đặc biệt hữu ích với sự phát triển nhận biết cũng như trí thông minh của trẻ.
Trẻ không được học tự xúc ăn đồng nghĩa cha mẹ đã không cho con học tính tự lập và kỹ năng khi ăn, điều mà những trẻ phát triển bình thường thì lên 2 tuổi đã có thể làm tốt. Trẻ hay được đút ăn sẽ có xu hướng ỉ lại, thụ động.