Chia sẻ kinh nghiệm sửa chữa và sử dụng chiếu trúc đúng cách

0 0
Read Time:5 Minute, 21 Second

Chiếu trúc là một vật dụng được nhiều gia đình sử dụng trong mùa hè. Tuy nhiên không ít người phải đau đầu khi chiếu trúc mới sử dụng một hai tháng lại bị mắc một số lỗi hư hỏng và gây bất tiện. Tuy vậy chiếu trúc là sản phẩm có độ bền khá  lớn, nếu bạn sử dụng và bảo quản đúng cách thì hạn sử dụng của nó có thể lên tới từ 5 năm đến 10 năm.

Nhưng không thể tránh khỏi trong suốt quá trình sử dụng chiếu, những trường hợp một hoặc nhiều mắt chiếu bị hư hỏng. Các trường hợp thường gặp đó chính là mắt chiếu bị nứt, mắt chiếu bị bể. Vậy phải bỏ đi cả chiếc chiếu vẫn còn đang đẹp, vẫn còn đang mới hay còn có cách nào khác hay không? Cùng kiigruss24h.com tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây nhé!

Những nguyên nhân chủ yếu làm chiếu trúc hư hỏng

Chiếu trúc khi sử dụng một thời gian thường sẽ bị hư hỏng. Một số phần như đứt cước, vỡ mắt chiếu, đứt gân chiếu,… Mọi người thường gặp trường hợp vỡ mắt chiếu khá nhiều. Vậy tại sao chiếu trúc hạt hay bị hỏng mắt chiếu như vậy? Chúng ta có thể điểm qua các nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Trong quá trình vận chuyển chiếu trúc bị va đập nhiều dẫn đến tình trạng vỡ mắt chiếu.
  • Các mắt chiếu khi được gấp không đúng quy cách làm cho hạt chiếu bị căng dẫn đến vỡ hạt, sợi cước bị đứt hoặc bị dãn.
  • Do sử dụng chiếu không đúng cách, để trên bề mặt đệm mềm, lồi lõm, dẫm mạnh lên chiếu thường xuyên khiến dây cước bị đứt, mắt chiếu dễ vỡ

Có nhiều nguyên nhân làm chiếu trúc hư hỏng

Nhược điểm của chiếu trúc

Đặc tính hàn của tre trúc cũng chính là nhược điểm của chiếu trúc khi cho em bé nằm trong phòng máy lạnh, đặc biệt là trẻ em dưới 05 tuổi. Do đó, khi cho các bé nằm chiếu trúc trong phòng máy lạnh, các bạn nên trải thêm một lớp chăn mỏng, thấm hút tốt lên bề mặt chiếu trúc trước khi cho bé nằm là an toàn nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra, cũng vì chiếu trúc có tính hàn nên vào mùa đông, mùa lạnh, các bạn nên thay đổi chiếu trúc thành loại chiếu khác hoặc thay bằng nệm để tránh cái lạnh từ chiếu trúc, có thể gây cảm cúm, nhiễm lạnh khi sử dụng.

Tìm hiểu những nhược điểm của chiếu trúc

Một nhược điểm khác của chiếu trúc, đó chính là cân nặng của chiếu trúc. Đối với các loại chiếu cói hoặc chiếu điều hòa thì khối lượng chiếu có thể chưa đến 1kilogam. Nhưng chiếu trúc có cân nặng dao động khoảng từ 5 kilogam đến 13 kilogam tùy vào từng kích thước. Do đó, khi vận chuyển đi phải cần lực mạnh hơn so với việc di chuyển các loại chiếu khác.

Một vài cách khắc phục và sửa chữa chiếu trúc

Khi mới mua chiếu trúc, thường thì nhà sản xuất đã tặng kèm thêm các mắt chiếu dự phòng. Để phòng trường hợp chiếu bị bể một vài mắt trong quá trình vận chuyển và để thay thế sau này. Khi nhận được các mắt chiếu, các bạn nên cất giữ cẩn thận khi cần tới. Để sửa chiếu bị hư mắt ta có các cách làm như sau:

Có thể giữ nguyên cước cũ và thêm cước mới

Ở vị trí mắt chiếu bị vỡ, các bạn gỡ ra rồi dùng mắt chiếu mới thay vào ngay vị trí đó rồi dùng cước đan lại như bình thường là có thể sử dụng được. Ở cách này có một nhược điểm là cước cũ bị nằm bên ngoài, nếu sử dụng chiếu trải dưới sàn nhà, ma sát nhiều có thể bị đứt cước. Ưu điểm của cách này là cách làm đơn giản, dễ làm và làm rất nhanh. Nhà sản xuất thường sẽ đính kèm hai mắt chiếu để bạn có thể thay thế khi xảy ra hỏng hóc.

Thay cước mới và đan lại mắt chiếu

Bạn hãy tháo hạt chiếu bị vỡ ra trước tiên. Sau đó cắt bỏ đoạn cước cũ đã bị hỏng và nối đoạn cước mới đã chuẩn bị trước vào. Chỉ việc gắn hạt chiếu mới vào và cố định hạt chiếu bằng các nút thắt là bạn đã có chiếc chiếu như mới rồi. Phương pháp này đem lại tính thẩm mỹ cao giúp duy trì độ bền cho chiếu. Tuy nhiên, để thực hiện được phải bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức.

Thay hoàn toàn cước mới, đan lại mắt chiếu

Ở cách này có ưu điểm là chiếu sau khi thay ở tình trạng như mới. Dây cước không bị nằm bên ngoài và các mắt chiếu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian. Cần sự khéo léo của người đan và khá là khó khăn cho ai lần đầu làm.

Giữ nguyên cước cũ và thay mắt chiếu bằng keo 502

Trước hết bạn cần phải tháo những hạt chiếu bị vỡ ra khỏi chiếu. Sử dụng dao chẻ đôi hạt chiếu mới ra làm hai phần. Dính hai phần của hạt chiếu vừa chẻ vào đúng vị trí hạt chiếu bị vỡ bằng keo dính gỗ hoặc keo 502.

Ưu điểm là thời gian làm rất nhanh. Tuy nhiên nếu ngâm chiếu trong nước thì mắt chiếu có thể bị tách ra. Lúc này các bạn chỉ cần dùng keo 502 cố định lại là được. Cần hết sức chú ý khi sử dụng chiếu trúc vì sợi cước rất mỏng manh và dễ bị đứt, giãn.

Một vài lưu ý khi sử dụng chiếu trúc để tránh việc hư hỏng

  • Không trải chiếu ở nơi có bề mặt lồi lõm, sắc nhọn.
  • Tránh va đập chiếu.
  • Không phơi chiếu ngoài nắng gắt quá lâu.
  • Không để các mắt chiếu tì lên nhau.
  • Không kéo căng chiếu quá mức.

Trên đây là một vài những mẹo vặt để khắc phục lỗi hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng chiếu trúc. Bạn cũng nên chú ý giữ gìn và tránh mắc lỗi khi sử dụng chiếu trúc để tuổi thọ của chiếu được lâu dài hơn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

68 − 64 =

error: Content is protected !!