Thời gian gần đây, việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ đã trở thành vấn đề sức khỏe hàng đầu. Đặc biệt là đối với dịch Covid, việc tăng cường sức đề kháng cho bé và ngăn ngừa các bệnh vặt là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ. Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có nghĩa là bé có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng, từ đó ngăn ngừa cảm lạnh và cúm khi chuyển mùa. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho bé từ khi còn nhỏ ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết chăm con này của chúng tôi!
Tại sao mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho bé những năm đầu đời?
3 năm đầu (tính luôn thời gian trong bụng mẹ) là thời gian bé hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Tăng khoảng 50% chiều cao vĩnh viễn, phát triển hầu như hoàn chỉnh thần kinh trung ương. Thế nhưng giai đoạn này cùng thời gian trước 6 tuổi; bé rất dễ bị mắc một số bệnh lý thường gặp. Như suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, các bệnh giun sán, ngoài da, tai mũi họng, răng miệng, mắt, còi xương… Do đó, mẹ cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để bảo vệ bé khỏe mạnh.
Nếu sức đề kháng của bé suy kém có thể gây những nguy hiểm cho bé như:
– Khiến hệ miễn dịch yếu, cơ thể dễ mệt mỏi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nhất là các bệnh do thời tiết và môi trường như ho, cảm cúm, sốt…
– Sức đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm thường gặp ở bé.
Với tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng cho bé dưới 6 tuổi; khi bé được 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé sử dụng các chế phẩm từ thiên nhiên giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong việc tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé một cách an toàn nhất.
Ngủ đủ giấc giúp bé tăng sức đề kháng
Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngủ đủ giấc giúp bé phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, nó còn giúp bé có tinh thần thoải mái, vui chơi cả ngày. Tùy vào từng độ tuổi, bé sẽ cần thời gian ngủ khác nhau.
Mẹ có thể dựa vào bảng tổng thời gian giấc ngủ trong ngày của AASM (American Academy of Sleep Medicine) để cân đối thời gian ngủ cho bé:
- Đối với bé từ 4 – 12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
- Đối với bé từ 1 – 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
- Đối với bé từ 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
Tránh lạm dụng kháng sinh
Không thể phủ nhận tác dụng của kháng sinh; thế nhưng có nhiều mẹ đang lạm dụng cho bé. Kháng sinh như một “con dao hai lưỡi”. Lạm dụng sẽ khiến sức đề kháng bị suy yếu; phụ thuộc vào thuốc và gây nhờn thuốc, hại gan thận.
Nhiều ba mẹ thường cho con uống kháng sinh ngay khi bé vừa có biểu hiện sốt, đau họng. Điều này là tuyệt đối không nên. Nếu bé bị viêm hô hấp do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng; mà còn gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tiêu chảy.
Khi con mới chớm bệnh, ba mẹ nên tìm hiểu để có cách ứng phó hợp lý; nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tăng sức đề kháng cho bé qua chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ là một yếu tố quan trọng giúp bé phát triển của bé mà còn là cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả. Mẹ hãy cùng tham khảo những lưu ý sau đây:
Tăng sức đề kháng bằng cách cho bé uống sữa: Sữa mẹ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của bé từ khi còn nhỏ. Đây cũng là nguồn thức ăn sạch, vô khuẩn đặc biệt tốt cho sự phát triển của bé nhỏ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé nên được bú đủ sữa mẹ.
Cho bé uống đủ nước: Đến độ tuổi ăn dặm, uống đủ nước cũng là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể; đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào.
Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé vào thực đơn. Mẹ hãy thiết kế một thực đơn hàng ngày được bổ sung đầy đủ những thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho bé nhé!
Ăn uống khoa học
Không những chú trọng đến việc cho bé ăn gì và ăn bao nhiêu; ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho bé ăn thế nào sao cho đúng cách. Ba mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho con một cách khoa học, giúp cho bé tự giác ăn đúng giờ, đều đặn.
Đừng quên thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú; và mang lại cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Không nên chỉ tập trung vào một loại chất.