Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Và hoàn thiện được khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên, những gia đình có con lần đầu vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ. Các bậc phụ huynh không biết khi nào nên cho bé ăn dặm, thực đơn ăn dặm như thế nào là tốt nhất. Hay những món gì trẻ ăn được, món gì trẻ sẽ không ăn được. Nguyên tắc là tập bé ăn dặm theo từng bước một. Chế độ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Và tăng dần lượng thức ăn cho trẻ theo lứa tuổi. Bài viết dưới đây của kiigruss24h.com sẽ giúp bạn có được cách cho con mình ăn dặm hợp lý nhé!
Ăn dặm là quá trình quan trọng để bước đầu giúp bé tập ăn
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, ăn dặm là cách bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết. Nhằm để bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần trong giai đoạn đầu đời. Chế độ ăn dặm trong giai đoạn 6 đến 12 tháng được xem là quá trình quan trọng để bước đầu giúp bé tập ăn. Và quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau.
Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Trong 6 tháng đầu đời, bé phải bú sữa mẹ hoàn toàn. 6 tháng tiếp theo mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ cần cho bé ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới. Dù vậy sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Lúc này nên tiếp tục cho bé bú mẹ.
Thời gian lý tưởng cho trẻ ăn dặm
Sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao. Đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ. Nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Chế độ ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng
Chế độ ăn cho bé từ 6 đến 12 tháng cần được thực hiện một cách từ từ. Chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi:
Chế độ ăn cho trẻ 6-8 tháng tuổi
Từ 6 đến 7 tháng tuổi: Giai đoạn này bắt đầu tập ăn dặm. Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng nửa thìa cà phê. Thời gian đầu tập ăn, chủ yếu cho bé làm quen với thìa và tập nuốt. Nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa.
Từ 7 tháng tuổi: Khi trẻ đã dần quen với bột pha loãng. Mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột. Sau đó chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo tán nhuyễn; với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận đông và phát triển của bé.
Thời kỳ này trẻ đã quen với thức ăn thô. Và có thể tiêu thụ được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền, xay nhỏ. Khẩu phần một ngày của trẻ có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột. Hoặc cháo xay nhỏ theo từng thực đơn và đổi món để khỏi ngán.
Tháng thứ 8: Mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai. Vì vậy thức ăn cho trẻ cần được nấu nhừ; và còn lại chút độn thô để kích thích bé nhai nuốt.
Chế độ ăn cho trẻ 9-12 tháng
Tháng thứ 9 đến 12: Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu. Đặc biệt là món bé thích. Bé cũng ăn được thực phẩm thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá và rau củ. Từ sau thời kỳ này đến một tuổi; trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát. Đối với những phụ huynh bận rộn không sắp xếp được thời gian nấu ăn. Có thể mua bột ăn dặm bán sẵn và pha theo đúng công thức như hướng dẫn của nhà sản xuất.