Thời tiết thay đổi liên tục, những đợt gió lạnh có thể khiến nhiều người bị cảm cúm. Với tình trạng sức khỏe không ổn định, luôn hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh thì nên bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng.
Cảm cúm thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người. Những cơn hắt hơi liên tục do bệnh gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Thay vì co ro trong cái lạnh, bệnh nhân cảm cúm có thể dùng một ít cháo nóng để nhanh chóng “thổi bay” cơn cảm cúm, đặc biệt là cảm cúm theo mùa. Dưới đây là Top các món cháo được hướng dẫn chi tiết, mọi người có thể tham khảo để áp dụng cho mình nhé.
Món cháo sữa
Cháo sữa là món ăn trị cảm lạnh rất tốt, cách làm lại vô cùng đơn giản.
Cách làm như sau:
- Ngâm 1 nắm gạo vào nước trong 20 phút, vo gạo rồi cho vào nồi, thêm vào 400ml nước.
- Bắc nồi lên bếp, nấu cho sôi lại vặn lửa nhỏ nấu tiếp, cạn thì chêm thêm nước vào, nấu cho cháo chín mềm.
- Tắt bếp, múc cháo ra chén và thêm vào ít sữa đặc, đánh lên cho thơm rồi ăn, cơn cảm lạnh sẽ qua nhanh, cảm giác ho hay sổ mũi cũng không còn.
>>> Xem thêm chuyên mục món ăn dinh dưỡng
Món cháo tía tô
Trong đông, y lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng làm lợi tiểu, tiêu đờm, giảm ho, giải mỏi, giải cảm,…Ngoài ra, tía tô còn được dùng để chữa các bệnh như ăn uống khó tiêu, đau tức ngực khó thở,…
Cách nấu cháo tía tô:
- Vo 1 nắm gạo, cho vào nồi với 500ml nước, nấu sôi lại chêm thêm nước, nấu đến khi gạo nở mềm.
- Vặt vài lá tía tô tươi đem rửa sạch, xắt mỏng, khi nào cháo gần chín thì nêm gia vị rồi rưới lá tía tô vào, khuấy lên.
- Đây là món cháo nên ăn khi bị bệnh cảm cúm vì có công dụng chữa bệnh cực tốt.
Món cháo bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm nên ăn khi bị cảm cúm vì cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất giúp cơ thể mau lấy lại sức đề kháng, giải ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng. Món cháo nên ăn khi bị bệnh cảm cúm không thể thiếu cháo bí đỏ được.
Cách nấu cháo bí đỏ:
- Chuẩn bị 1 miếng bí đỏ khoảng 100g, sau đó gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch, cắt miếng thật mỏng cho vào nồi.
- Gạo cần 1 nắm, vo kỹ rồi cho vào nồi bí đỏ, thêm vào 50ml nước, nấu sôi lại chêm thêm nước, nấu đến khi gạo và bí chín mềm.
- Nêm gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp. Món cháo bí đỏ ăn rất thơm ngon. Người bệnh cảm cúm ăn cháo này vào sẽ cảm thấy bệnh đỡ ngay.
Món cháo gà
Thịt gà giàu đạm nhưng lại không có chất béo, đặc biệt amino axit trong thịt gà giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm nhiễm. Cháo gà ăn khi bị bệnh cảm cúm sẽ giúp cổ họng đỡ đau rát, cảm giác khó chịu cũng giảm nhanh.
Cách nấu cháo:
- Chuẩn bị 100g thịt nạc gà, 1 nắm gạo tẻ, một ít hành ngò và gia vị nấu ăn.
- Thịt gà rửa sạch, xắt vụn; gạo vo kỹ, nấu với 500ml nước cho sôi lại chêm thêm nước để nấu mềm gạo; hành ngò rửa sạch cắt ngắn.
- Thịt gà cho vào chảo xào sơ cho thơm rồi cho vào nồi nấu cùng khi gạo chưa nở, nấu cho gạo nở mềm thì nêm gia vị.
- Tắt bếp, thêm ít hành ngò và tiêu để ăn giải cảm rất tốt, nên ăn 1 chén cháo này khi bị cảm cúm.
Món cháo đậu xanh
Đậu xanh có chứa protein và các acid amin tốt cho dạ dày. Ăn cháo đậu xanh có thể làm kích hoạt các tế bào lympho sản xuất kháng thể chống lại tế bào gây hại cho cơ thể.
Cách nấu cháo đậu xanh thơm ngon bổ dưỡng:
- Chuẩn bị 1/3 lon đậu xanh đem ngâm nước trong 1h, vớt bỏ hạt hư rồi cho vào nồi.
- Gạo cũng vo sạch cho vào nồi chung với đậu, thêm 500ml nước rồi bắc lên bếp nấu.
- Khi nào sôi thì vặn lửa nhỏ, chêm thêm nước để nấu cho cả đậu và gạo chín mềm, nêm gia vị là có thể thưởng thức ngay.
Cháo thịt băm gừng tươi
Bên cạnh món cháo gà thì cháo thịt băm với gừng tươi. Cũng là món ăn có chứa thành phần dinh dưỡng khá cao. Gừng tươi có tính ấm, kháng khuẩn, nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Thịt bằm có chứa cysteine, sinh tố C, E và chất selenium; giúp chống oxy hoá, ngăn ngừa ho. Kết hợp gừng tươi và thịt băm là bí quyết chữa bệnh cảm cúm; cảm lạnh được nhiều người trong dân gian sử dụng. Có thể nói, đây là món cháo nhận được sự đánh giá khá cao của người bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân cũng tiến hành nấu cháo.
- Khi cháo sôi, người bệnh cho thịt băm nhuyễn vào.
- Bạn chờ cho đến khi cháo đã nhuyễn và thịt đã chín đều; tiến hành nêm nếm các loại gia vị.
- Cuối cùng bạn cho gừng vào; khuấy đều cháo lên và tắt bếp.
- Sử dụng cháo để ăn nóng. Nếu bạn ăn gừng tươi không quen; có thể bỏ ít gừng lại.