Khi ăn tôm bạn nên bỏ những bộ phận này để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Khi ăn tôm bạn nên bỏ những bộ phận này để tránh ảnh hưởng sức khỏe
0 0
Read Time:3 Minute, 55 Second

Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, omega3, tập trung nhiều nhất ở thịt tôm. Những người sức khỏe kém, cần bổ sung canxi và protein thì tôm là lựa chọn hàng đầu. Tôm có thể chế biến thành nhiều món ăn nên loại hải sản này không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về tôm và hiểu đúng về những bộ phận nên ăn. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ ra những bộ phận của tôm bạn nên bỏ đi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những bộ phận nên bỏ đi khi ăn tôm

Những bộ phận nên bỏ đi khi ăn tôm

Nên bỏ đầu tôm

Nhiều người cho rằng đầu tôm rất bổ dưỡng, trong đó mắt tôm giúp sáng mắt, tốt cho não. Nhiều bà nội trợ có thói quen để nguyên đầu tôm hoặc cắt đầu tôm ra giã nấu canh. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.

“Không nên ăn đầu tôm, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì nơi đây chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa gây ảnh hưởng sức khỏe” – bác sĩ Khuê Tường khuyến cáo.

Hãy bỏ chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ đen đậm nằm ngay sát trên lưng tôm thường thấy những con tôm lớn. Đây là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của chúng.

Theo bác sĩ Tường, thực chất khi nấu tôm chín, đường chỉ này cũng không gây hại. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho món ăn, người dân nên làm sạch đường chỉ trước khi chế biến.

>>> Xem thêm chuyên mục món ăn dinh dưỡng tại đây.

Hãy bỏ vỏ tôm

Nhiều người cho rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi tốt cho xương. Một số bà mẹ thậm chí ép con ăn tôm nguyên vỏ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tường, vỏ tôm không chứa canxi như nhiều người lầm tưởng.

Thành phần chính của vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác. Ngược lại, việc ăn vỏ tôm, nhất là trẻ nhỏ, dễ gây hóc xương, khó tiêu hóa”.

Một vài lưu ý khi ăn tôm

Tôm nên được hấp hay luộc chín để hạn chế nhiễm giun sán và ký sinh trùng gây ngộ độc. Sản phụ vừa sinh con nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành sẹo lồi. Trẻ em không được ăn vỏ tôm do dễ bị hóc hoặc tổn thương cổ họng.  Người đang bị ho, dị ứng, đau mắt đỏ, hen suyễn cũng hạn chế ăn tôm.

Một vài lưu ý khi ăn tôm

Ngoài ra, không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C. Lý do là khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán độc tố dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Những ai không nên ăn tôm?

Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người đang bị ho: Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ: Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

28 − 18 =

error: Content is protected !!